Hiển thị các bài đăng có nhãn du lich. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du lich. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2023

Kỳ vĩ ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Kỳ vĩ ruộng bậc thang Hoàng Su Phì



Hà Giang - Những thửa ruộng bậc thang giữa lưng chừng núi ở Hoàng Su Phì không chỉ tạo nên một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ giữa đại ngàn mà còn cho thấy sự sáng tạo, khát vọng chinh phục và sống hài hoà với thiên nhiên của con người.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã có tuổi đời cả trăm năm. Ảnh: Nguyễn Phương.

Ở Hoàng Su Phì, những thửa ruộng bậc thang là minh chứng cho khát vọng chinh phục thiên nhiên bằng sự cần mẫn, siêng năng cùng đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo của đồng bào người La Chí, Dao, Tày, Nùng, Mông.

Đã là thế hệ thứ 4 trong gia đình trồng lúa trên ruộng bậc thang, anh Triệu Văn Tình (xã Nậm Ty, Hoàng Su Phì) cho biết, không rõ những thửa ruộng này có từ bao giờ chỉ nghe bố mẹ kể lại do ngày xưa ông bà khai phá tạo nên. Đời này nối tiếp đời kia mà sinh sống.

"Mấy năm nay, mình cũng làm thêm vài bậc nữa để được thêm đất trồng lúa. Ở đây thiếu đất sản xuất nên phải lên trên núi tìm chỗ có đất màu mà đắp bờ mà làm ruộng, gian nan lắm mới được hạt thóc" - anh Tình chia sẻ.Đồng bào sống ngay cạnh những thửa ruộng bậc thang, hoà mình với thiên nhiên. Ảnh: Nguyễn Phương.

Còn theo lời kể của những cụ cao niên ở xã Sán Sả Hồ, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì có tuổi đời lên tới hơn 300 năm tuổi. Bởi từ nhiều thế hệ trước vùng này vốn chỉ là núi cao và rừng rậm không có đất để trồng lúa.

Từ những khoanh đất nhỏ, đồng bào cứ thế khai phá, đào đắp năm này qua năm khác để tạo ra những thửa ruộng vắt ngang lưng chừng núi. Gian nan, vất vả nên việc chọn nơi làm ruộng được đồng bào đặc biệt chú trọng.

Khu vực đáp ứng đủ yêu cầu làm ruộng bậc thang phải là nơi đất đai tơi xốp, màu mỡ, không có đá to. Độ dốc của đất không quá lớn, có khả năng tạo được mặt bằng ruộng có độ rộng, dài đủ để con trâu có thể đi cày.Mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang. Ảnh: Nguyễn Phương.

Một điều vô cùng quan trọng khi đồng bào chọn nơi để làm ruộng bậc thang là khu vực đó phải có nguồn nước và có thể dễ dàng đưa nước về ruộng. Bởi nước yếu tố sống còn đối với việc trồng lúa.

Thông thường, nếu khu đồi của năm trước khai phá còn đất đồng bào sẽ làm nối tiếp theo đó, nếu hết đất mới đi tìm khu đồi khác để khai phá. Mỗi năm người ta chỉ mở thêm 2 - 3 thửa ruộng mới và tập trung vào cải tạo ruộng cho màu mỡ.

Để có được những thửa ruộng bậc thang như ngày nay, đồng bào phải bỏ nhiều rất công sức, tích luỹ nhiều kinh nghiệm, hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật trong các khâu khai phá, tạo mặt bằng, đắp bờ, ngăn giữ nước.

Người Dao ở Hoàng Su Phì vẫn truyền nhau về cách thức làm ruộng bậc thang. Họ sẽ đợi đến mùa xuân mới bắt đầu khai phá ruộng, thường là ngay sau khi ăn Tết xong bởi lúc này thời tiết ấm áp, mưa xuân làm cho đất mềm và dễ làm hơn.Cá chép được nuôi trên ruộng bậc thang giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: Nguyễn Phương.

Ông Thèn Ngọc Minh - Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì cho biết, ruộng bậc thang là niềm tự hào của đồng bào trên địa bàn. Nó không đơn thuần chỉ nơi trồng cấy mà còn như kỳ quan thiên nhiên qua đôi bàn tay con người tạo dựng.

Cũng theo ông Minh, với vẻ đẹp hiếm có, ruộng bậc thang còn có giá trị về du lịch rất lớn. Vào mùa nước đổ và mùa thu hoạch, Hoàng Su Phì đón hàng chục nghìn lượt du khách về chiêm ngưỡng.

"Ngoài việc tuyên truyền bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị thắng cảnh ruộng bậc thang, địa phương hỗ trợ nông dân làm giàu trên những thửa ruộng như nuôi cá chép ruộng, trồng màu vụ Đông.

Những năm gần đây, huyện chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái, trải nghiệm gắn liền với di sản ruộng bậc thang, điển hình là chương trình “Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” đã qua 7 mùa tổ chức" - ông Minh thông tin.


Hoàng Su Phì có tổng số 3.720,6 ha ruộng bậc thang trải đều khắp 24/24 xã, thị trấn. Trong đó 1.380 ha ruộng bậc thang tại 11 xã: Bản Phùng, Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Thông Nguyên, Nậm Ty, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín, Nậm Khòa được công nhận Di tích danh thắng cấp Quốc gia.
Hùng vĩ mùa nước đổ trên những thửa ruộng bậc thang

Hùng vĩ mùa nước đổ trên những thửa ruộng bậc thang

Ruộng bậc thang miền Tây Bắc luôn mang nhiều vẻ đẹp. Mùa nước đổ hùng vĩ, mùa lúa chín vàng rực mướt mắt.








Tháng 5 là thời điểm thời tiết thuận lợi cũng là lúc người dân Sàng Ma Sáo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) làm đất cấy lúa vụ hè thu. Người cày bừa, người nhặt cỏ, trên khắp cánh đồng ruộng bậc thang hùng vĩ mùa nước đổ. Ảnh: Tân Văn.© Được Lao Động cung cấp



Thời điểm ruộng bậc thang trở nên đẹp nhất là khi bình minh bắt đầu ngày mới hoặc khoảnh khắc hoàng hôn của mỗi ngày.© Được Lao Động cung cấp


Người dân nhổ mạ, chuẩn bị xuống cấy.© Được Lao Động cung cấp


Những bàn tay thoăn thoắt cấy mạ non.© Được Lao Động cung cấp


Những người đàn ông trên các thửa ruộng.© Được Lao Động cung cấp


Ruộng bậc thang Sàng Ma Sáo có độ dốc, địa hình quanh co trên độ cao khoảng 2.000m so với mực nước biển.© Được Lao Động cung cấp


Mùa nước đổ Tây Bắc thường kéo dài trong tháng 4 và tháng 5. Những thửa ruộng có thể cấy sớm hoặc muộn tùy theo lượng mưa từng khu vực.© Được Lao Động cung cấp


Đây cũng là thời điểm người nông dân phải chạy đua với thời tiết để kịp phủ kín mạ non trên những thửa ruộng.© Được Lao Động cung cấp


Ruộng bậc thang là loại hình canh tác đặc trưng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn vùng cao Tây Bắc. Nó gắn với lịch sử của mỗi dân tộc sinh sống nơi đây và là kết quả của quá trình lao động, đúc kết kinh nghiệm và sáng tạo, đưa cây lúa nước lên canh tác trên đồi cao.© Được Lao Động cung cấp


Một địa phương khác nơi vùng cao Tây Bắc cũng có những thửa ruộng bậc thang vô cùng cuốn hút. Để có những thửa ruộng, người Mông ở Mù Cang Chải phải chọn những vùng đất trên triền đồi, sườn núi có diện tích khá rộng, độ dốc vừa phải và vị trí thuận lợi để đón nước mưa, nước suối.© Được Lao Động cung cấp


Ngoài ngắm phong cảnh, du khách có thể trải nghiệm nhịp sống người dân tộc tại Bát Xát. Huyện vùng cao này là nơi sinh sống của các dân tộc như H’Mông, Dao, Giáy hay Hà Nhì.© Được Lao Động cung cấp


Ruộng bậc thang vào mùa nước đổ mang một gam màu trầm, một vẻ hoang sơ, đúng chất của núi rừng Tây Bắc.© Được Lao Động cung cấp


Khoảng tháng 12.2022, Di tích Quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được công nhận.© Được Lao Động cung cấp


Vùng rẻo cao của Tây Bắc hiện lên với màu của đất nâu hòa quyện cùng trời xanh và mặt nước óng ánh dưới nắng vàng rực rỡ. Vào mùa nước đổ, Mù Cang Chải hay Sàng Ma Sáo đều khoác lên mình chiếc áo mới đầy màu sắc, quyến rũ một cách riêng khác với thời điểm lúa chín tháng 10.

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2023

Cảnh giác thủ đoạn gửi tin nhắn mạo danh ngân hàng để lừa đảo

Cảnh giác thủ đoạn gửi tin nhắn mạo danh ngân hàng để lừa đảo

Tin nhắn giả mạo các ngân hàng yêu cầu người dân truy cập vào đường link, nếu làm theo sẽ bị mất hết tiền trong tài khoản.



Các thủ đoạn lừa đảo bằng công nghệ cao đang có xu hướng tăng lên. Những ngày qua, nhiều người dân nhận được tin nhắn giả mạo các ngân hàng với nội dung thông báo khách hàng đã đăng ký, kích hoạt dịch vụ và yêu cầu người dân truy cập vào đường link để cập nhật thông tin. Có những người đã mất sạch tiền trong tài khoản khi đăng nhập thông tin cá nhân vào đường link được gửi. Một số ngân hàng đã gửi cảnh báo tới tất cả khách hàng và khẩn trương áp dụng các biện pháp ngăn ngừa hành vi lừa đảo.

Đại diện Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết: Đây là thủ đoạn sử dụng các thiết bị thu phát sóng BTS giả để phát tán tin nhắn. Các trạm phát sóng này nhỏ gọn, dễ vận chuyển, phát tín hiệu làm nhiễu nhẹ tín hiệu 3G, 4G xung quanh trạm BTS thật, rồi truyền tin nhắn tới các điện thoại khu vực xung quanh. Khi người dân nhập thông tin và mật khẩu vào đường link, kẻ lừa đảo sẽ chiếm dữ liệu và rút toàn bộ tiền khỏi tài khoản.

Thiết bị thu phát sóng giả có thể giả mạo đầu số bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào để gửi tin nhắn cho người dùng. Vì vậy, người dân cần hết sức cảnh giác khi nhận được tin nhắn kèm theo đường link hoặc đưa ra những gợi ý thiếu tin cậy. Người dân không tự ý truy cập vào các đường link và có thể liên lạc với tổng đài của ngân hàng để kiểm tra thông tin.

Thứ Năm, 4 tháng 5, 2023

Các khu, điểm du lịch ở Bắc Giang đón hàng vạn khách dịp nghỉ lễ

Các khu, điểm du lịch ở Bắc Giang đón hàng vạn khách dịp nghỉ lễ

Dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4, mùng 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày; các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đón hàng vạn du khách trong và ngoài tỉnh. Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, việc đón lượng khách lớn là tín hiệu vui đối với du lịch Bắc Giang.


Năm nay, thay vì đi du lịch bằng đường hàng không, nhiều người chọn các địa điểm trong tỉnh để vui chơi trong ngày. Trong các ngày 30/4 và 1/5, lượng khách đến các khu, điểm du lịch rất đông, mỗi điểm từ 1-5 nghìn lượt khách.


Khách vui chơi tại điểm du lịch Cội Nguồn, xã Lục Sơn (Lục Nam).Tại điểm du lịch Bản Ven, xã Xuân Lương (Yên Thế), trong ngày 30/4 và trưa 1/5, nơi đây đón hơn 5 nghìn lượt khách, trong đó có nhiều khách ở các tỉnh, thành phố lân cận như: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương. Riêng ngày 30/4, điểm du lịch đón 40 đoàn (đã đăng ký trước).







Khách tham quan xem chọi dê tại điểm du lịch cộng đồng Bản Ven, xã Xuân Lương (Yên Thế). Đến đây, khách được tham quan, khám phá, trải nghiệm những mô hình mới như: Trang trại nuôi cừu, rừng trúc; nghỉ ngơi, liên hoan trong những lán trại; xem chọi dê; giao lưu với các câu lạc bộ dân ca dân tộc thiểu số; thưởng thức ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Cao Lan.




Ở Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ (Lục Nam), trong ngày 30/4, 1/5, mỗi ngày đón 5 nghìn lượt khách. 3 bãi gửi xe nơi đây đáp ứng đủ nhu cầu gửi của khách tham quan. Ban Quản lý Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ phối hợp chính quyền xã Nghĩa Phương tăng cường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông. Tại một số nơi như: Khu du lịch sinh thái Tây Yên Tử; điểm du lịch Khe Rỗ, Đồng Cao (Sơn Động) mỗi ngày cũng đón từ 1-2 nghìn lượt khách.




Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ (Lục Nam) thu hút nhiều khách dịp nghỉ lễ. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Giám đốc vận hành Công ty cổ phần Dịch vụ Tây Yên Tử cho biết: Trong những ngày nghỉ, đơn vị huy động 100% cán bộ, nhân viên đi làm phục vụ du khách. Đặc biệt, đơn vị áp dụng hình thức mua 3 vé, tặng 1 vé cho khách tham quan, thời gian áp dụng từ ngày 29/4 đến hết ngày 3/5/2023.



Khách tham quan Khu du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động) ngày 1/5/2023. Tìm hiểu ở nhiều nơi, hầu hết các khu, điểm du lịch không tăng giá dịch vụ. Tuy nhiên, vẫn còn những nơi, có thời điểm khách đông, việc phục vụ chưa được chu đáo như phải chờ mua vé, đồ ăn, uống lâu; bãi gửi xe quá tải. Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của một bộ phận người dân chưa tốt.





Nhiều gia đình đến Khu du lịch sinh thái Khe Rỗ (Sơn Động). Kỳ nghỉ năm nay kéo dài từ ngày 29/4 đến hết 3/5/2023, nhận định lượng khách đến các khu, điểm du lịch những ngày tới vẫn đông. Vì vậy, chính quyền, ngành chức năng cần tiếp tục tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến du lịch; an toàn thực phẩm, an ninh trật tự. Mỗi du khách nêu cao ý thức chấp hành về vệ sinh môi trường; phòng, chống dịch Covid-19 nơi công cộng.
Cao nguyên nổi tiếng ở Bắc Giang đón hàng nghìn khách đến cắm trại

Cao nguyên nổi tiếng ở Bắc Giang đón hàng nghìn khách đến cắm trại

 TPO - Dịp nghỉ lễ 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5 năm nay, cao nguyên Đồng Cao (huyện Sơn Động, Bắc Giang) đón hàng nghìn du khách đến tham quan, trải nghiệm. 

Những ngày nghỉ lễ dịp 30/4, du khách trong và ngoài tỉnh Bắc Giang đổ về Khu du lịch Đồng Cao để chinh phục đỉnh núi cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển.

Theo bà Dương Thị Tuyển, Trưởng bản Đồng Cao cho biết, trong ngày 30/4, lượng khách đến cao nguyên Đồng Cao đạt hơn 3 nghìn người, chủ yếu du khách các huyện trong tỉnh Bắc Giang và một số tỉnh, TP lân cận như: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh và TP Hà Nội.


Để đáp ứng nhu cầu của du khách, người dân bản Đồng Cao đã cung cấp dịch vụ trông, giữ xe, bán củi, nướng thuê. Lực lượng công an thường xuyên tuần tra, bảo đảm an ninh trật tự.



Cao nguyên Đồng Cao thuộc hai xã Vân Sơn và Phúc Sơn (Sơn Động) được tạo hóa ban tặng một khung cảnh lãng mạn. Nơi đây có những thung lũng, vách đá cổ xưa với nhiều hình thù kỳ lạ. Đến đây, du khách được tìm hiểu về sự tích hang Vua, bàn cờ tiên, khám phá bản sắc của người Dao dưới chân núi.

Cao nguyên Đồng Cao có dãy núi trải dài với khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ nên rất thuận lợi phát triển du lịch, nhất là du lịch trải nghiệm khám phá và du lịch cộng đồng. Khu vực Đồng Cao đang được huyện Sơn Động mời gọi thu hút đầu tư trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Bắc Giang.